Friday, January 6, 2023

Nàng thơ Audrey Hepburn trong mắt Givenchy: 'Gửi tới cô ấy tất cả tình yêu'

 Nàng thơ Audrey Hepburn và nhà thiết kế Givenchy đã cùng nhau tạo ra hàng loạt khoảnh khắc huyền thoại viết nên lịch sử ngành thời trang.


Audrey Hepburn là một trong những biểu tượng thời trang có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Phong cách thanh lịch và lãng mạn của bà là nguồn cảm hứng bất tận đối với các nhà thiết kế và giới mộ điệu.

Năm 1957, nhà thiết kế thời trang Christian Dior đột ngột qua đời, để lại đế chế của mình cho trợ lý 21 tuổi Yves Saint Laurent. Sau này Yves Saint Laurent cũng đã trở thành một huyền thoại trong làng thời trang thế giới.

Yves Saint Laurent là người tiên phong mang đến nhiều thiết kế mới mẻ cho thời trang nữ. SAINT LAURENT siêu cấp Sau khi thử nghiệm với nhiều kiểu dáng và chất liệu mới, ông đã tạo ra mẫu váy hình ống huyền thoại cho phái đẹp. Chúng đơn giản, kín đáo và thanh lịch.









Các nhà thiết kế có ảnh hưởng khác trong thời kỳ này là Hubert Givenchy, Claire McCardell và Bonnie Cashin. Lý tưởng xây dựng hình tượng thanh lịch nữ tính cho phụ nữ của họ đã được thể hiện triệt để thông qua Audrey Hepburn và Jacqueline Kennedy.

Diện mạo nguyên bản của Audrey Hepburn

Audrey Hepburn sinh ngày 4/5/1929 tại Brussels, cha là người Anh và mẹ thuộc một gia đình quý tộc Hà Lan.

Bà thu hút khán giả bởi vẻ đẹp thanh nhã, cách cư xử quý phái và những động tác uyển chuyển. Sự nữ tính của Audrey Hepburn không chỉ đến từ trang phục bên ngoài mà còn toát ra từ thần thái bên trong. Mái tóc pixie và chiếc cổ thiên nga càng làm tăng thêm vẻ thanh lịch cho mọi trang phục mà bà khoác lên người.

Vẻ thanh lịch nhẹ nhàng của Audrey hoàn toàn trái ngược với các ngôi sao cùng thời như Marilyn Monroe hay Elizabeth Taylor. Nếu chiếu theo tiêu chuẩn sắc đẹp của những năm 1950 thì bà quá cao và quá gầy.

Những trang phục được Audrey lựa chọn đều nhằm mục đích làm nổi bật lên thân hình mảnh mai của bà thay vì tạo ra những đường cong giả tạo.

Phong cách Audrey Hepburn là sự kết hợp đỉnh cao của sự quyến rũ, tinh tế với sự ngây thơ và mong manh. Bà là một trong những nhân vật tiêu biểu định hình nên thời trang của thập niên 50 và 60. Cho đến tận bây giờ, vẻ ngoài thanh lịch của bà vẫn là kim chỉ nam phong cách cho nhiều phụ nữ.

Cuộc gặp gỡ lịch sử của Givenchy và Audrey Hepburn

Theo Epoch Times, nhà thiết kế nổi tiếng Hubert Givenchy là người tạo ra những trang phục huyền thoại cho Audrey Hepburn trong các bộ phim như Breakfast at Tiffany's (1961), Sarada (1964), How to Steal a Million Dollars (1966) cùng nhiều bộ phim khác.

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, và đây là những gì Hubert Givenchy kể lại về khoảnh khắc ông gặp Audrey Hepburn.

“Lúc đó Hepburn đang cần tìm một nhà thiết kế chuẩn bị trang phục cho bộ phim mới của cô ấy, Sabrina. Khi cánh cửa studio mở ra, tôi thấy xuất hiện ở ngưỡng cửa là một phụ nữ trẻ, rất gầy, rất cao, mắt nai, tóc ngắn. Cô ấy mặc quần thể thao, áo phông, đội một chiếc băng đô màu đỏ đậm chất Venice. Audrey có đôi mắt tuyệt đẹp và rất gầy. Thưa cô, tôi rất muốn giúp cô, nhưng tôi có rất ít thợ may và tôi đang phải tập trung vào bộ sưu tập mới, hàng hiệu siêu cấp là gì tôi không có thời gian để may quần áo cho cô”, Hubert Givenchy nói.

"Không sao cả. Hãy cho tôi xem những trang phục ngài chuẩn bị cho bộ sưu tập này. Đó là tất cả những gì tôi cần”, Hepburn trả lời.

“Sau đó, tôi đã điều chỉnh các bản phác thảo của mình theo ý muốn của cô ấy. Ví dụ, cô ấy muốn một chiếc váy dạ hội hở vai nên đã yêu cầu tôi thay đổi thiết kế để che đi những khoảng trống giữa xương quai xanh của cô ấy. Kết quả là thiết kế đó trở nên nổi tiếng đến mức tôi gọi nó là Đường viền cổ Sabrina sau khi bộ phim công chiếu”, Hubert Givenchy nói.

Chiếc váy đen nhỏ và quần Capri

Danh tiếng của Audrey Hepburn gắn liền với chiếc váy đen nhỏ. Vẻ ngoài gồm váy đen, vòng ngọc trai, găng tay, vương miện của bà trong Breakfast at Tiffany's đã trở thành huyền thoại không chỉ trên màn ảnh rộng mà còn cả trong thế giới thời trang.

Chiếc váy Givenchy màu đen mang tính biểu tượng mà Audrey mặc trong bộ phim đã được bán với giá hơn 462.000 bảng Anh vào năm 2006. Đây là mức giá cao nhất mà một chiếc váy có "xuất thân" từ phim ảnh từng nhận được.

Ngày nay, phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới vẫn mặc váy đen nhỏ tại các sự kiện dạ tiệc, đám cưới và bữa tối, bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với phong cách độc đáo của Audrey.

Audrey Hepburn còn nổi tiếng với chiếc quần Capri mặc trong phim Sabrina và Funny Face.SAINT LAURENT Chúng vẫn rất thịnh hành trong thời hiện đại. Dù bạn chọn mặc quần Capri màu gì thì trông bạn vẫn sẽ "rất Audrey".

Nhiều thập kỷ đã trôi qua nhưng Audrey Hepburn vẫn được nhắc đến như một biểu tượng thanh lịch vượt thời gian. Givenchy cũng chưa một lần lãng quên người bạn và nàng thơ đặc biệt nhất trong sự nghiệp của mình. Ông thậm chí còn tổ chức một buổi triển lãm hồi tưởng về di sản thời trang của bà với tên gọi trìu mến To Audrey with Love (Tạm dịch: Gửi tới Audrey với tất cả tình yêu).

【Bài viết liên quan】:Y-3 siêu cấp

Thursday, January 5, 2023

Yves Saint Laurent và Tom Ford: Hai thiên tài thiết kế với mối thâm thù không thể hòa giải

 Yves Saint Laurent cho rằng Tom Ford đã phá hủy 40 năm sự nghiệp của ông chỉ với 13 phút trên sàn catwalk.


Vì bất đồng quan điểm thiết thiết kế nên cả Yves Saint Laurent và Tom Ford không bao giờ muốn nhìn mặt nhau nữa.

Trong nhiệm kỳ kéo dài một thập kỷ với tư cách là giám đốc sáng tạo tại Gucci, Tom Ford đã vực dậy thương hiệu gần như phá sản thành một đế chế trị giá hàng tỷ đô la.SAINT LAURENT siêu cấp Nhưng từ năm 1999 đến năm 2004, tập đoàn Gucci quyết định mua lại Yves Saint Laurent và đã yêu cầu Ford thực hiện một nhiệm vụ đáng lo ngại như một quả bom nổ chậm: làm giám đốc sáng tạo cho Yves Saint Laurent.

Đây là bước ngoặt làm thay đổi lịch sử của hai thương hiệu và khơi dậy một trong những mối thù huyền thoại nhất trong làng thời trang.








Trước khi nhận nhiệm vụ làm giám đốc sáng tạo kép, Ford đã cống hiến và thăng tiến rất nhiều trong Gucci. Ông gia nhập thương hiệu Milanese vào năm 1990 với tư cách là nhà thiết kế cho dòng quần áo nữ. Sáu tháng sau, ông thiết kế quần áo và giày cho nam giới.



Đến năm 1992, ông nhận nhiệm vụ thiết kế mọi thứ cho thương hiệu, từ đồ may mặc đến các chiến dịch và thiết kế cửa hàng. Cùng với sự giúp đỡ của Carine và Mario Testino, Ford đã tạo ra khái niệm hấp dẫn giới tính mới cho các sản phẩm thời trang của Gucci.

Chỉ với ý tưởng đơn giản, in chữ ‘G’ lên các sản phẩm của Milanese, ông đã khiến giới mộ điệu phải quay đầu chú ý. Từ năm 1995 đến năm 1996, doanh số bán hàng của Gucci tăng lên 90%. Ba năm sau, Gucci, từ một công ty gần như phá sản khi Ford mới gia nhập, đã được định giá lên con số hàng tỷ.

Khi mua lại YSL, Gucci cũng có tham vọng gây dựng công ty theo hướng ‘một bước đổi đời’ như vậy. Nhưng Monsieur Yves Saint Laurent vẫn là một phần của nhà mốt Pháp nên mọi chuyện không hề dễ dàng. Khi mới làm việc cùng nhau, Ford chịu trách nhiệm thiết kế trang phục may sẵn của YSL và còn YSL giữ quyền kiểm soát đối với thời trang cao cấp, cả hai được cho là có một mối quan hệ thân thiết.

Ford - người giám sát 16 bộ sưu tập mỗi năm vào thời điểm đó - từng nói: "Lúc đầu chúng tôi khá thân thiện với nhau. Anh ấy vui lòng với việc chúng tôi mua lại công ty và cũng đồng thuận với việc tôi chịu trách nhiệm thiết kế. Anh ấy khen ngợi hết lời các thành phẩm của tôi tại Gucci. Chúng tôi đã ăn tối một vài lần. hàng hiệu siêu cấp hà nội Tôi thậm chí còn giới thiệu với anh ấy bộ sưu tập đầu tiên của tôi".








Mối quan hệ của họ dần rạn nứt khi Ford bắt đầu đi chệch khỏi quy tắc thiết kế của YSL. YSL muốn xây dựng hình ảnh phụ nữ Pháp mặc suit kín đáo, quyền lực, nhưng Ford lại mang đến hàng loạt bộ cánh gợi cảm, khoe da thịt. Saint Laurent mỉa mai Ford là "gã nhà nghèo học đòi".

Sau khi tập đoàn xa xỉ Pinault Printemps Redoute (nay là Kering) mua lại Gucci vào năm 2004, Ford rời khỏi công ty. Ông cũng chỉ ở lại YSL trong vài năm. Ông giúp hãng tăng trưởng doanh thu gấp 2 lần nhưng thực sự khoảng thời gian làm việc ở đó để lại cho ông ấn tượng xấu.

“Tôi gần như không nhớ gì về khoảng thời gian của mình tại Yves Saint Laurent, mặc dù tôi có để lại đó một vài bộ sưu tập chất lượng nhất của tôi. Yves và cộng sự của anh ấy, Pierre Bergé, thật sự rất xấu tính và khó chịu, họ khiến cuộc sống của tôi trở nên khốn khổ. Tôi đã đến Pháp nhiều lần và tôi luôn yêu mến đất nước này. Mãi cho đến khi làm việc ở Pháp, tôi mới bắt đầu không thích nó.

Khi thấy không hài lòng, họ sẽ gọi cán bộ quản lý tài chính và tất cả bọn họ cùng xuất hiện tại văn phòng của chúng tôi. Họ giống như Đức quốc xã, những cán bộ quản lý tài chính đó. Họ sẽ tiến vào, tôi phải cho họ vào và họ sẽ phỏng vấn thư ký của tôi. Họ có thể sẽ phạt bạn và bắt bạn đóng cửa. Pierre là người gọi cho họ. Tôi chưa bao giờ nói về điều này trước đây, nhưng đó là khoảng thời gian tồi tệ nhất đối với tôi. Pierre và Yves thật ác độc. Vì vậy, Yves Saint Laurent không tồn tại trong lòng tôi", Ford nói.

Ford kể lại rằng khi công việc kinh doanh trở nên thành công,SAINT LAURENT Yves bắt đầu có thái độ thù địch. Ông vẫn còn giữ lá thư mà Yves viết cho mình, trong đó có một câu hằn học: “Anh đã phá hủy 40 năm sự nghiệp của tôi chỉ với 13 phút trên sàn catwalk”.

“Tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc khi có những bức thư tay này của anh ấy. Đến năm 85 tuổi có lẽ tôi sẽ đưa chúng vào một cuốn sách - nếu ai đó quan tâm và muốn đọc", Ford nói.

【Bài viết liên quan】:Y-3 siêu cấp

Nàng thơ Audrey Hepburn trong mắt Givenchy: 'Gửi tới cô ấy tất cả tình yêu'

  Nàng thơ Audrey Hepburn và nhà thiết kế Givenchy đã cùng nhau tạo ra hàng loạt khoảnh khắc huyền thoại viết nên lịch sử ngành thời trang. ...